Trong
đạo Phật, người Khmer rất xem trọng lễ Dâng y, có nhiều cách lý giải khác nhau
về truyền thống của lễ Dâng y. Trong Tạng Luật, bộ Mahāvagga, phần Kathinakkhandhaka ghi rõ về tích chuyện bắt đầu Đức Phật
cho phép Tỳ khưu thọ y Kathina như sau: Lúc đức phật còn tại thế, một
thuở nọ Đức Phật đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông phú hộ Anāthapiṇdika
gần
kinh thành
Sāvatthi.
Khi ấy
nhóm
30 vị
Tỳ
khưu
xứ
Pāveyya
đều
có ý
định đi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn tại ngôi chùa Jetavana. Trên đường
đi quý Ngài mới đến xứ Sāketa, thì nhằm vào ngày 16 tháng 6 (âm lịch) là ngày
chư Tỳ khưu phải an cư nhập hạ tại một nơi cố định suốt 3 tháng mùa mưa. Cho
nên, quý Ngài đành phải an cư nhập hạ tại nơi đó. Khi qua 3 tháng mùa mưa, quý
Ngài tiếp tục lên đường đi đến kinh thành Sāvatthi. Trên đường đi do phải dãi
nắng dầm mưa các bộ y cà sa của quý Ngài lấm lem bùn đất, có một số vị y cà sa
đã bị rách. Đức phật cho phép các vị Tỳ khưu ấy thọ Y Kathina từ đó, lễ Dâng y
Kathina được hình thành và được lưu truyền đến ngày
hôm nay. Theo truyền thuyết thì đức Phật đặt ra lễ này nhằm mục đích cung cấp
các vật dụng để phục vụ cho các vị sư sinh hoạt hàng ngày như: y càsa, bình
bát…
Thực hiện nghi thức lễ Dâng y
Theo
truyền thống trên, ngày 26/10/2020, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (tọa lạc tại
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) đã tổ chức Đại lễ Dâng y Kathina theo truyền
thống hàng năm của Phật giáo Nam tông Khmer.
Cùng
tham dự có Lãnh đạo: Vụ Địa phương III - Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ; Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị; Công an thành
phố; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; các ban, ngành của địa phương và trên 300 sư sãi
cùng gần 2.000 bà con phật tử tham dự. Đặc biệt, buổi lễ còn có sự tham dự của Tổng
Lãnh sự Campuchia và Tổng lãnh sự Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghi thức trong lễ Dâng y
Lễ
Dâng y Kathina diễn ra trang nghiêm theo nghi
thức truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer, dưới sự chứng minh của chư Tôn
đức Tăng. Các Phật tử đã thành kính dâng lên những chiếc y càsa, hoa và tứ vật
dụng cúng dường chư tăng sau 3 tháng an cư kiết hạ.
Con, em dân tộc Khmer tham dự lễ Dâng y
Tại
đây, Tổng Lãnh sự Campuchia và Tổng lãnh sự Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã bày tỏ sự vui mừng khi tham dự buổi lễ Dâng y của Phật giáo Nam tông Khmer
tại thành phố Cần Thơ, đồng thời mong Học viện luôn nỗ lực trong sự nghiệp phát
triển giáo dục bền vững, đào tạo tăng tài vững mạnh giúp Phật giáo hưng thịnh,
trường tồn.
Tổng
Lãnh sự Thái Lan (áo xanh) và Tổng lãnh sự Campuchia (áo trắng)
Cũng
dịp này, Học viện tổ chức lễ Đặt bát hội cho hơn 300 vị chư tăng để cho Phật tử đồng bào dân tộc Khmer về tham dự có
dịp gieo duyên cúng dường chư Tăng nhằm bày tỏ lòng tri ân đến các ân sư những
vị đã thay đức Phật để tuyên dương giáo pháp, đồng thời đây cũng là dịp thể
hiện lòng biết ơn đến công ơn ông bà, cha mẹ và những người đã khuất và hồi
hướng phước đức cho những người thân trong gia đình được an lạc thông qua việc
cúng dường xây dựng.
Đặt Bát
hội tại lễ Dâng y
Hiện nay, do có sự giao thoa về văn hóa nên lễ Dâng y không những được bà con dân tộc khmer đăng ký tổ chức mà còn có các dân tộc khác đăng ký làm chủ lễ điều đó đã tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Tuy việc tổ chức lễ ngày nay có phần đơn giản hơn trước nhưng những nét văn hóa truyền thống của Phật giáo vẫn được duy trì và bảo tồn thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer.
Nghi thức trong lễ Dâng y
Các năm qua, trên địa bàn thành phố Cần Thơ việc tổ chức
lễ Dâng y được đồng bào dân tộc Khmer tổ chức theo đúng phong tục tập quán có
sự tham gia đông đảo của đồng bào các dân tộc khác, thể hiện sự đoàn kết gắn bó
giữa cộng đồng các dân tộc cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ
nói riêng